Giải đáp: Vượt đèn vàng có bị phạt không? 

Khi tham gia giao thông trên đường, người sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy… vượt đèn vàng có bị xử phạt không? Đây là điều mà được người dân quan tâm. Cùng ornella-iannuzzi.com tìm hiểu mức xử phạt trong bài viết dưới đây nhé!

I. Vượt đèn vàng là gì?

  • Vượt đèn vàng là người điều khiển phương tiện không dừng trước vạch dừng, thấy tín hiệu đèn vàng mà tham gia giao thông sẽ bị coi là phạm lỗi không chấp hành đèn giao thông.
  • Việc xử phạt lỗi này không phân biệt vượt đèn đỏ hay đèn vàng để đưa ra mức phạt cụ thể. Như vậy, lỗi này sẽ phụ thuộc vào dòng xe nào đang tham gia giao thông? (Xe máy, ô tô, xe đạp, .. và có xảy ra hậu quả tại hiện trường hay không, xác định mức phạt trong từng trường hợp cụ thể. Nghị định số 100/2019/ NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/ NĐ-CP quy định mức độ xử phạt.

II. Khi nào vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt?

Vượt đèn vàng khi tham gia giao thông bị xử phạt không?

Khoản 3, điều 10, Luật Giao thông Đường bộ, ban hành năm 2008, giải thích rằng đèn vàng là tín hiệu dừng trước vạch dừng và bạn có thể tiếp tục lái xe trừ khi đã vượt qua vạch dừng.

Nếu người điều khiển phương tiện không vượt qua vạch dừng khi đèn vàng mà vẫn cố tình tiếp tục lái xe sẽ cấu thành lỗi vượt đèn vàng và bị phạt tiền; trừ trường hợp xe chưa vượt qua vạch dừng mà việc đậu xe sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc các phương tiện khác.

Trong trường hợp đèn vàng nhấp nháy có thể vượt nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác qua đường

III. Mức xử phạt khi vượt đèn vàng

Quy định xử phạt khi phương tiện giao thông vượt đèn vàng

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

1. Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Điểm c Khoản 1 Điều 8).

2. Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

3. Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5 và Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

4. Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

IV. Trường hợp vượt đèn tín hiệu không bị phạt

Một số trường hợp vượt đèn đỏ không bị xử phạt

Theo quy định, khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ sẽ phải dừng xe, chờ đến khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh thì mới được đi tiếp. Tuy nhiên, người đi đường sẽ được đi thẳng khi có cảnh sát giao thông hướng dẫn và phải chấp hành sự điều khiển này.

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 có quy định tại Điều 11 thì người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hàng theo sự hướng dẫn của CSGT.

  • Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

V. Những loại xe được ưu tiên vượt đèn đỏ, vàng

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018, 4 loại phương tiện sau đây sẽ được ưu tiên hơn các phương tiện khác khi điều khiển xe trên đường, thậm chí được phép lái xe khi có tín hiệu đèn đỏ, chỉ cần làm theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

  • Xe cứu hỏa
  • Xe quân sự, xe cảnh sát đi cấp cứu, đoàn xe cảnh sát dẫn đường
  • Xe cứu thương
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc vượt đèn vàng có bị phạt không? Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết.